Lịch sử Ngọc Hoàng Thượng đế

Người Việt Cổ đã sử dụng thần thoại Thần Trụ Trời để giải thích về nguồn gốc của thế giới. Sau này khi đạo Lão từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam thì Ông Trời mới được gọi là Ngọc Hoàng.

Theo Đạo giáo Trung Quốc thì Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị đứng đầu trong Tứ Ngự, được Tam Thanh lựa chọn ra để cai quản các Thiên Vương cõi Trời và chư Thần Tiên trong Tam Giới là vị Đại Diện cho Trời tức Tạo Hóa, duy trì và chấp chưởng giám sát Thiên Điều và luật lệ, Ngài còn có thể sữa đổi, bổ sung và đặt ra luật lệ cho phù hợp với sự cai quản của Ngài trong Tam Giới. Nếu không tính đến Tam Thanh thì Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị vua trời tối cao với quyền hạng tối thượng. Tam Thanh sau khi lập ra Ngọc Hoàng Thượng Đế thì ba vị này đều rút về quy ẩn và tiếp tục tu và giảng Đạo tại chính Cung của từng vị và dường như không còn can thiệp vào chuyện của Tam Giới nữa, nhằm bảo vệ quyền hạng của Ngọc Hoàng Thượng Đế đương vị, đúng với cốt cách của bậc Thánh tối thượng không còn vướng vào quyền lực, rời xa quy luật Tam Giới, an lạc với thú vui tu Đạo. Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản tất cả các Thiên Vương (vua Trời) của các cõi Trời chư hầu, các Long Vương (vua Rồng) của Thuỷ vực ao hồ sông biển, các Diêm Vương (vua cõi Âm Giới - Địa Ngục).

Từ thượng cổ, người Trung Quốc đã tôn thờ một vị vua trên trời, gọi là Ngọc Hoàng. Tuy nhiên từ đời Thương thì Ngọc Hoàng đã hoàn toàn chỉ là một vị vua cai quản cõi Tiên giới, không có quyền năng sáng thế. Vị Vua trời này được cho là sống tại một cung điện tại chính giữa bầu trời, tại Thiên Cực Bắc, điểm này lại tương đồng với nơi cư ngụ của Chấn Vũ Thiên Đế. Đến các triều đại về sau, vị thần này được gọi dưới nhiều danh hiệu khác nhau:

  • Hoàng Thiên, Hạo Thiên, Thiên Đế: đời Chu
  • Thái Nhất: Thiên quan thư trong Sử ký của Tư Mã Thiên dùng từ này
  • Thái Vi Ngọc Đế, Tinh Chủ Thái Vi viên: thời Hán Vũ đế
  • Phạm Thiên Ngọc Đế, Đế chủ Thiên Thị Viên: thời Hán Tuyên đế
  • Diễm Hoa Thiếu Vi Ngọc Đế, Thiên Tiên Định Vị: thời Hán Ai Đế
  • Tập tin:Ngọc Hoàng chùa sổ.jpgNgọc Hoàng ở Hội Linh Quán, chùa Sổ, Hà nộiTập tin:Chùa Linh tiên quán ngoc hoang.jpgTượng Ngọc Hoàng ở Việt Nam, đời nhà Mạc, Linh Tiên Quán, Hà NộiTử Vi Ngọc đế: đời Hán Quang Vũ đế
  • Ngọc Hoàng Đạo Quân, Cao Thượng Ngọc Đế: thời Nam Triều
  • Hạo thiên Kim khuyết Vô thượng Chí tôn Tự nhiên Diệu hữu Di la Chí chân Ngọc hoàng Thượng đế, Huyền khung Cao thượng Ngọc hoàng Đại đế.
  • Đến đời Minh, danh hiệu đầy đủ là: Cao thiên Thượng thánh Đại từ Nhân giả Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn Huyền khung Cao Thượng đế. (Nghĩa là Vị thánh tối cao trên đỉnh trời, vô cùng nhân từ, là Ngọc Hoàng, bậc Thiên tôn vĩ đại, Huyền diệu lớn lao làm chủ trên cao).

Ngoài ra Ngọc Hoàng Thượng đế còn được gọi bằng các tôn hiệu: Thiên Đế, Ngọc Đế, Đế Tể

Trong đạo Mo của người Tráng (một dân tộc gần gũi của người Việt Nam) thì có một vị thần cai quản bầu trời tên là bố Lạc Đà (phiên âm Hán việt từ LuoTuo, cũng có thuyết đồng nhất Lạc Đà chính là Lộc Tục). Biểu tượng của bố Lạc Đà chính là hình con chim Lạc trên Trống Đồng của người Việt. Có lẽ các quý tộc người Hoa của thời đại Lý trần đã dùng hình ảnh của ông để đặt tên cho giai đoạn huyền sử của mình là Hồng Bàng (Bàng mang nghĩa là chim).